Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

PHÂN RẼ CHO CHÚA



Bây giờ chúng ta hãy quay sang vấn đề dâng mình của Cơ-đốc-nhân. Một người có dâng mình hay không tùy thuộc kinh nghiệm cứu rỗi của người ấy có “lành mạnh” hay không. Nếu người ấy xem đức tin của mình nơi Chúa Giê-su là một ân huệ dành cho Chúa và đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời là lòng tốt của mình đối với Ngài, thì chúng ta không thể nói với người ấy về sự dâng mình. Tương tự như vậy, chúng ta cũng sẽ làm một việc vô ích khi nói về sự dâng mình với một người cảm thấy mình đang đẩy mạnh sự nghiệpcủa Đạo Đấng Christ và việc theo đạo củamình là một vinh dự lớn lao cho Đạo Đấng Christ. Những người như vậy không có bước khởi đầu tốt trong đức tin Cơ-đốc. Họ không có một bước khởi đầu tốt đẹp. Không thể mong họ dâng mình được.Chúng ta cần phải nhận biết rằng Chúa ban ân điển và thương xót mình. Chúa yêu chúng ta và cứu rỗi chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng ta dâng mọi sự của mình cho Ngài. 
NỀN TẢNG CỦA SỰ DÂNG MÌNH

2 Cô-rin-tô 5:14-15 rõ ràng cho chúng ta thấy quyền năng thúc ép từ tình yêu của Chúa là nền tảng để con cái Đức ChúaTrời sống cho Đấng đã chết và sống lại cho họ.Một người sống cho Chúa vì được tình yêu của Ngài thúc ép mình. Theo nguyên ngữ, chữ thúc ép có thể dịch là “bị đè ép từ mọi phía”, tức là bị giam giữ chặt chẽ bốn bên.Từ ngữ ấy có nghĩa là bị trói chặt và bao phủ. Tình yêu đã cột trói chúng ta, chúng ta không thể bỏ chạy. Khi một người đang yêu, người ấy cảm thấy bị giam cầm. Chúng ta bị Ngài cột trói và không có lối thoát. Ngài đã chết cho chúng ta, hôm nay chúng ta cần phải sống cho Ngài. Vì vậy, tình yêu là nền tảng của sự dâng mình. Một người dâng chính mình cho Chúa vì tình yêu của Ngài. Không ai có thể dâng mình cho Chúa nếu trước hết không chạm được tình yêu của Ngài. Một người phải chạm đến tình yêu của Ngài trước khi có thể dâng mình cho Ngài. Khi một người chạm đến tình yêu của Chúa, tự khắc sau đó người ấy sẽ dâng mình cho Ngài.

Sự dâng mình có nền tảng là tình yêu của Chúa. Nhưng điều ấy cũng dựa trênquyền hạn của Ngài nữa. Đó là lẽ thật được bày tỏ trong 1 Cô-rin-tô 6:19-20: “Anh em không thuộc về chính mình... Vì anh em đã được mua với một giá rồi”. Chúa chúng ta đã ban chính mạng sống của Ngài cho chúng ta, thậm chí Ngài đã trở nên giá chuộc mua chúng ta lại cho chính Ngài. Chúng ta là những người được Chúa mua. Vì Chúa đã cứu chuộc chúng ta, nên chúng ta bằng lòng bỏ quyền tự do của mình vì Ngài. Chúng ta không còn thuộc về chính mình mà thuộc về Chúa. Chúngta phải tôn vinh Đức Chúa Trời trong thân thể mình vì chúng ta không thuộc về chính mình. Chúa đã mua chúng ta với một giá [cao]. Huyết Chúa đổ trên thập tự giá là giá mà Ngài đã trả. Vì vậy, theoquyền hạn của Chúa, chúng ta thuộc về Ngài.

Chúng ta phải sáng tỏ rằng mình đã được Chúa mua rồi. Ngài đã mua chúng ta với giá cao nhất. Ngài đã mua chúng ta, không phải bằng bạc hay vàng, nhưng bằng chính huyết Ngài. Ở đây chúng ta thấy tình yêu của Chúa cũng như quyền hạn của Ngài.Chúng ta phục vụ Chúa vì Ngài yêu chúng ta, chúng ta theo Ngài vì Ngài có quyền trên chúng ta. Quyền hạn Chúa có được do sự chuộc mua của Ngài thúc ép chúng ta dâng mình cho Ngài. Tình yêu đến từ sự cứu chuộc cũng thúc ép chúng ta dâng chính mình cho Ngài. Nền tảng của sự dâng mình là quyền hạn của Ngài cũng như là tình yêu của Ngài. Đó là quyền hợp pháp và đó là tình yêu vượt trổi mọi tình yêu tha thiết của con người. Đây là hai lý do khiến chúng ta phải dâng mình cho Chúa.

Ý NGHĨA CỦA SỰ DÂNG MÌNH

Chỉ được tình yêu thúc ép hay chỉ nhận biết quyền hợp pháp của Ngài không tạo nên sự dâng mình. Sau khi một người được tình yêu của Chúa thúc ép và đã nhận biết quyền hạn của Ngài, người ấy nên tiến xa hơn một bước nữa. Bước này sẽ đem người ấy đến một vị trí mới. Qua sự thúc ép của Chúa và dựa trên sự chuộc mua của Ngài, chúng ta phân rẽ chính mình khỏi mọi điều khác. Từ nay về sau, chúng ta sống vì Chúa và sống cho Chúa.Đó là sự dâng mình. Trong một vài trường hợp của Cựu Ước, Bản Kinh Thánh Tiếng Hoa (Chi nese Un ion Ver sion) dịch từ ngữ sự dâng mình là “tiếp nhận sự phục vụ thánh”. Tiếp nhận sự phục vụ thánh lànhận chức vụ hầu việc Đức Chúa Trời. Đó là sự phục vụ thánh. Đó là sự dâng mình. Sự dâng mình là nhận lãnh chức vụ hầuviệc Đức Chúa Trời. Đó là thưa với Chúa: “Hôm nay con sẽ biệt riêng chính mình con khỏi mọi sự để phục vụ Ngài, vì Ngài đã yêu con”.

MỘT NGƯỜI DÂNG MÌNH

Chúng ta hãy xem Xuất Ê-díp-tô Ký 28:1-2 và 29:1, 4, 9-10. Sau khi đọc những câu này, chúng ta thấy sự dâng mình là một điều rất đặc biệt. Y-sơ-ra-ên là một dân tộc được Đức Chúa Trời chọn lựa (Xuất 19:5-6), nhưng dân tộc này không trở nên một dân tộc dâng mình cho Chúa. Có mười hai chi phái giữa vòng dân Y-sơ-ra-ên, nhưng không phải tất cả mười hai chi phái đều nhận được sự phục vụ thánh. Chi phái Lê-vi là một trong mườihai chi phái. Đó là chi phái được Đức Chúa Trời lựa chọn (Dân 3:11-13), nhưng họ không phải là một chi phái dâng mình. Giữa vòng nhiều người Lê-vi, chỉ có gia đình A-rôn nhận được sự phục vụ thánh. Không phải tất cả những người Y-sơ-ra-ên đều nhận được sự phục vụ thánh, ngay cả mọi người Lê-vi cũng vậy. Chỉ có gia đìnhA-rôn nhận được sự phục vụ thánh. Để có thể dâng mình, một người phải thuộc về gia đình này. Nếu ai không phải là thành viên của gia đình này, người đó không thể dâng mình. Chỉ có những thành viên của gia đình này, là gia đình A-rôn, mới đủ điều kiện làm thầy tế lễ, chỉ có họ mới dâng mình được.

Tạ ơn Đức Chúa Trời, ngày nay chúng ta là những thành viên trong gia đình ấy.
Những người tin Chúa đều là thành viên của gia đình này. Tất cả những ai được cứu nhờ ân điển đều là những thầy tế lễ (Khải1:5-6). Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta làm những thầy tế lễ. Ban đầu, chỉ có các thành viên của gia đình A-rôn mới có thể dâng mình, nếu ai khác đến gần, người đó phải bị giết chết (Dân 18:7). Chúng ta cầnnhớ chỉ có những ai được Đức Chúa Trời lựa chọn làm thầy tế lễ mới có thể dâng mình. Do đó, chỉ có những thành viên của gia đình này mới có thể dâng mình. Ngàynay Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta làm thầy tế lễ, vì vậy, chúng ta là các thành viên của gia đình này. Do đó, chúng ta đủ điều kiện để dâng mình.

Ở đây chúng ta thấy người ta khôngdâng mình vì họ đã lựa chọn Đức ChúaTrời.Trái lại, Đức Chúa Trời là Đấng lựa chọn và kêu gọi người ta, sau đó, họ mới dâng mình cho Ngài. Những ai nghĩ rằngmình đang làm ơn cho Đức Chúa Trời bằng cách từ bỏ mọi sự chỉ là những người ngoại cuộc, họ chưa dâng mình gì cả. Chúng ta phải nhận biết rằng những gìmình phục vụ Đức Chúa Trời không phải là ân huệ hay lòng tốt của mình dành choNgài. Đó không phải là vấn đề dâng mình cho công việc Đức Chúa Trời, nhưng làvấn đề Đức Chúa Trời đầy ân điển đối với chúng ta và cho chúng ta được dự phầntrong công việc Ngài. Chính Đức ChúaTrời là Đấng ban vinh quang và vẻ đẹp cho chúng ta. Kinh Thánh cho biết y phục thánh của thầy tế lễ là để họ được vinh hiển và đẹp đẽ (Xuất 28:2). Sự dâng mìnhlà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta vinhquang và vẻ đẹp, ấy là Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta vào trong sự phục vụ Ngài. Nếu có hãnh diện, chúng ta phải hãnh diện nơi Chúa kỳ diệu của mình. Không có gì tuyệt vời cho Chúa khi cónhững đầy tớ như chúng ta. Điều tuyệt vời là chúng ta có được một Chúa như vậy! Chúng ta phải thấy sự dâng mình là kếtquả của việc được lựa chọn. Phục vụ Đức Chúa Trời là một vinh dự cho chúng ta.Chúng ta không tôn cao Đức Chúa Trời như thể mình đã hi sinh điều gì cho Ngài hay như thể tự chúng ta có vinh quang gì.Sự dâng mình là Đức Chúa Trời ban vinh quang cho chúng ta. Chúng ta nên phủ phục trước mặt Ngài và nói: “Cảm tạ Ngài vì con được phục vụ Ngài phần nào. Có rất nhiều người trên thế giới này, nhưng con được lựa chọn để được dự phần trong sự phục vụ Ngài!” Dâng mình là vinh dự của chúng ta, chứ không phải sự hi sinh củachúng ta.Đúng là cần hi sinh những điều lớn lao nhất, nhưng chúng ta không cảm thấy mình hi sinh trong sự dâng mình. Chúng ta chỉ đầy dẫy cảm nhận về vinhquang của Đức Chúa Trời.

MỤC TIÊU CỦA SỰ DÂNG MÌNH

Mục tiêu của sự dâng mình không phải là để trở nên một người giảng đạo hay làm việc cho Ngài. Mục tiêu của sự dâng mình là để phục vụ Ngài. Kết quả của sự dâng mình là phục vụ. Trong nguyên ngữ, chữ phục vụ có nghĩa là “chầu chực, hầu việc”.Điều này nghĩa là một người chuẩn bị sẵn để “chầu chực”. Chúng ta phải nhớ rằng mục tiêu của sự dâng mình là “chầu chực”Đức Chúa Trời. “Chầu chực” một người nào đó có thể không phải một công việc nặngnhọc. Chầu chực Đức Chúa Trời có nghĩa là anh em đứng khi Ngài muốn anh em đứng. Nếu Ngài muốn di chuyển anh em qua một bên, anh em để Ngài di chuyển mình qua một bên, nếu Ngài muốn anh em chạy, thì anh em chạy. Đó là ý nghĩa của sự “chầu chực” Ngài.

Đức Chúa Trời đòi hỏi tất cả các Cơ-đốc-nhân dâng thân thể mình để “chầu chực” Ngài. Điều này không nhất thiết có nghĩa là Ngài muốn anh em đứng tại bục giảng hay rao giảng phúc-âm ở một nơi xa xôi, mà có nghĩa là “chầu chực” Ngài. Nếu Đức Chúa Trời sai một người nào đó lên bục giảng, người đó không có sự lựa chọnnào khác hơn là phải giảng. Nếu Đức Chúa Trời sai một người nào đó đến những miền đất xa xôi, người ấy không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải ra đi. Trọn thì giờ của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời, nhưng công tác chúng ta làm thì uyển chuyển. Mọi người cần phải “chầu chực”Đức Chúa Trời, nhưng công tác cụ thể mà một người nên tham gia thì uyển chuyển.Chúng ta phải học “chầu chực” Đức Chúa Trời. Một người dâng thân thể là để hầu hạ Ngài.

Hễ là Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải phục vụ Đức Chúa Trời suốt cuộc đời mình.Ngay khi một người dâng chính mình, người ấy phải nhận thức rằng từ thờiđiểm đó, sự đòi hỏi của Đức Chúa Trờiphải chiếm chỗ ưu tiên. Phục vụ Đức Chúa Trời trở nên sứ mạng suốt đời của chúngta. Nguyện Đức Chúa Trời đầy ân điển đối với chúng ta và bày tỏ cho chúng ta thấy phục vụ Ngài là nhiệm vụ thích đáng của chúng ta. Chúng ta nên bày tỏ cho mọi tín đồ thấy từ nay về sau chúng ta là những người phục vụ Chúa.Chúng ta phải nhận thức rằng là Cơ-đốc-nhân, chúng ta không còn có thể bê bối trong bất cứ điều gì cả. Tôi không có ý nói rằng chúng ta không nên trung tín và tận tụy đối với nghề nghiệp của mình hay nói rằng chúng ta có thể ở dưng. Tôi không có ý nói như vậy. Chúng ta vẫn cần phải trung tín và nghiêm túc trong nghề nghiệp của mình.Nhưng trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta phải thấy toàn thể đời sống mình hướngvề sự phục vụ Đức Chúa Trời. Chúng ta làm mọi sự vì mục đích vâng theo ý muốnĐức Chúa Trời và làm đẹp lòng Ngài. Đó là thực tại của sự dâng mình.

Dâng mình không phải là chúng ta cho Đức Chúa Trời được bao nhiêu. Ấy là được Đức Chúa Trời chấp nhận và được Ngài ban cho vinh dự phục vụ Ngài. Sự dâng mình chỉ dành riêng cho Cơ-đốc-nhân mà thôi, không phải cho mọi người. Chỉ những người được cứu, những người thuộc về Chúa mới có thể dâng mình. Dâng mình nghĩa là chúng ta nói: “Chúa ôi, Ngài ban cho con cơ hội và quyền đượcđến trước mặt Ngài và phục vụ Ngài”. Đólà nói: “Chúa ôi, con thuộc về Ngài. Đôi tai con đã được Ngài mua bằng huyết,chúng thuộc về Ngài. Đôi tay con đã được Ngài mua bằng huyết, chúng thuộc vềNgài. Đôi chân con đã được Ngài mua bằng huyết, chúng thuộc về Ngài. Từ nay trở đi, con không còn dùng những chi thể ấy cho chính mình nữa”.

Chúng ta không nài nỉ người khác dâng mình. Thay vào đó, chúng ta nói với họ rằng con đường đã sẵn sàng để họdâng mình. Có một cách để phục vụ Đức Chúa Trời là Chúa của vạn quân. Chúng ta phải sáng tỏ rằng mình ở đây để phục vụ Chúa của vạn quân. Chúng ta hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng dâng mình làban một ân huệ cho Đức Chúa Trời.

Khải thị trong Cựu Ước rất sáng tỏ.Một người chỉ có thể dâng mình cho Đức Chúa Trời khi được Ngài chấp thuận. TânƯớc cũng lấy sự thương xót của Đức ChúaTrời khuyên chúng ta dâng mình. Đức Chúa Trời rất yêu thương chúng ta, vìvậy, chúng ta phải dâng mình. Đó là sựphục vụ hợp lý hơn hết. Đây không phải là vấn đề xin ân huệ, nhưng là điều hợp lý hơn hết, điều tự nhiên hơn hết mà chúng ta cần phải làm. Sự dâng mình không do chúng ta muốn hay không. Nhờ ân điểndồi dào của Đức Chúa Trời mà chúng ta có thể dâng mình. Chúng ta phải thấy rằngđược quyền làm đầy tớ của Đức Chúa Trời là vinh dự lớn lao nhất trong đời mình.Được cứu thật là một điều vui mừng chochúng ta. Được tham dự phục vụ Đức Chúa Trời lại là một điều vui mừng sâu xa hơn nhiều! Chúng ta nghĩ Đức Chúa Trời của mình là ai? Chúng ta cần phải nhìn thấy sự  đại và vinh quang của Ngài. Chỉ khi ấy chúng ta mới thấy ý nghĩa và vinh dự lớnlao của công tác phục vụ này! Thật là một điều lớn lao khi chúng ta nhận được ân điển Ngài và được kể là xứng đáng phục vụ Ngài!

Watchman Nee