Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

MÓN QUÀ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Thập tự giá. Bạn có thể xoay khắp hướng mà không thấy một cái nào không? Trên nóc của một nhà thờ nhỏ. Khắc trên những mộ bia trong nghĩa địa. Khắc trên những chiếc nhẫn hoặc treo trên những chuỗi hạt. Thập tự giá là biểu tượng chung của toàn bộ Cơ Đốc giáo. Một chọn lựa kỳ quặc, bạn có nghĩ như vậy không? Kỳ lạ là một dụng cụ dùng để tra tấn có thể trở thành biểu tượng của niềm hy vọng. Biểu tượng của những niềm tin khác có vẻ lạc quan hơn: ngôi sao sáu cạnh của Công giáo La mã, trăng lưỡi liềm của Hồi giáo, hoa sen nở của đạo Phật. Nhưng một thập tự giá cho toàn thể Cơ Đốc giáo? Một dụng cụ để xử án? Bạn có thể đeo một cái ghế điện nhỏ ở cổ được không? Treo một cái thòng lọng treo cổ ở trên tường? Bạn có thể in hình một đội xử thiêu trên danh thiếp không? Nhưng chúng ta lại có thể thực hiện những điều đó với thập tự giá. Nhiều người thậm chí làm dấu thập tự khi họ cầu nguyện. Chúng ta có thể làm dấu của một máy chém không? Thay vì làm dấu hình tam giác vào trán và vai là một cú bóp mạnh vào lòng bàn tay? Cảm giác sẽ khác nhau, phải không?




Tại sao thập tự giá lại là biểu tượng của niềm tin chúng ta? Để tìm câu trả lời, không nhìn đâu xa ngoài chính thập tự giá. Hình dạng của nó không thể đơn giản hơn. Một thanh ngang và một thanh dọc. Một thanh chìa ra như tình yêu của Đức Chúa Trời. Thanh kia là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Một thanh miêu tả sự bao la của tình yêu Ngài, thanh kia phản chiếu sự thánh khiết Ngài. Thập tự giá là đường giao của cả hai. Thập tự giá là nơi Đức Chúa Trời tha thứ con cái Ngài mà không hề hạ thấp tiêu chuẩn của Ngài. 




Làm thế nào Ngài có thể thực hiện điều này? Chỉ trong một câu “Đức Chúa Trời đã đặt tội lỗi chúng ta trên Con Ngài và trừng phạt tội lỗi đó trên Con Ngài”. “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi để cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (IICo 5:21).

Hoặc một câu khác nói như vầy “Đấng Christ không bao giờ phạm tội. Nhưng Đức Chúa Trời kể Ngài là một tội nhân, để Đấng Christ có thể làm Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta.” (5:21).






Đây là điều Đức Chúa Trời đã làm, nhưng tại sao Chúa lại làm điều đó? Trách nhiệm đạo đức? Sự bắt buộc ở trên trời? Bổn phận của bậc làm Cha? Không. Đức Chúa Trời không bị đòi hỏi làm điều gì cả.

Hơn nữa, hãy xem những gì Ngài đã làm. Ngài phó Con Ngài. Con duy nhất của Ngài. Bạn có thể làm điều đó không? Bạn có thể phó mạng sống của con mình cho một người nào khác không? Tôi không thể làm được. Tôi có thể hy sinh mạng sống của chính mình. Nhưng nếu bắt tôi liệt kê những người tôi có thể hy sinh mạng sống của con gái tôi thì tôi không cần ngay cả cây bút chì. Danh sách sẽ không có tên nào cả. 


Nhưng danh sách của Đức Chúa Trời có tên của tất cả những người đã sống trên thế gian. Đây là mục đích của tình yêu Ngài. Đây là nguyên do của thập tự giá. Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại. 

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài . . .” (Gi 3:16).

Cũng mạnh mẽ như thanh thẳng bày tỏ sự thánh khiết của Chúa, thanh ngang bày tỏ tình yêu thương Ngài. Và ôi, tình yêu Ngài rộng lớn là dường nào.




Bạn sẽ vui không khi nếu có những câu Kinh Thánh như 

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương người giàu . . .”?
Hoặc “Vì Đức Chúa Trời yêu thương người nổi tiếng . . .”?
Hoặc “Vì Đức Chúa Trời yêu thương người gầy . . .”?





Không có câu nào như vậy cả. Cũng không có câu “Vì Đức Chúa Trời yêu thương người châu Âu hoặc người châu Mỹ . . .” “người nghiêm túc, điềm tĩnh hoặc người thành công . . .”; “người già hoặc người trẻ . . .”

Không, khi chúng ta đọc 3:16, chúng ta đơn giản (và vui mừng) đọc “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian . . .”

Tình yêu của Đức Chúa Trời bao la như thế nào? Bao la đủ để cho cả thế gian. Bạn có ở trong thế gian không? Nếu vậy bạn cũng ở trong tình yêu của Đức Chúa Trời.




Thật tuyệt vời khi được ở trong tình yêu Chúa. Bạn không phải luôn luôn ở trong đó. Trường đại học sẽ đuổi học bạn nếu bạn không đủ khôn ngoan. Công ty sẽ đuổi việc nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu và buồn thay một số nhà thờ không chấp nhận bạn nếu bạn không tốt.




Nhưng dù họ có loại bỏ bạn, Đấng Christ vẫn tiếp nhận bạn. Khi được yêu cầu mô tả tình yêu của Chúa, Ngài đưa tay ra hai bên bên phải và bên trái, bị đóng đinh vào đó và bạn biết rằng Ngài đã chết vì yêu bạn.