Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

HAI CON ĐƯỜNG: SỐNG ĐỜI ĐỜI, CHẾT ĐỜI ĐỜI


Mathiơ 7:13-14
Giới thiệu
    Ở Việt Nam, một số miền quê, trước khi đi vào làng, chúng ta phải đi qua 1 cái cổng chào. Con đường nhỏ thì cổng vào cũng nhỏ, đường càng lớn thì cổng vào càng lớn. Có lần khi đến Bắc Ninh, vì cổng chào quá thấp, buộc xe Mercerdes Benz của phái đoàn chúng ta phải dừng xe trước cổng và đi bộ vào xa hơn 1 cây số. Lúc đó, vì khá mệt, thời gian lại không có, nên chúng tôi cứ ước chi cái cổng kia thật cao, thật rộng, thì đỡ phải vất vả. Và ai cũng vậy, không ai muốn mình phải lưu thông trên 1 con đường hẹp, chật và với cái cổng vào thật thấp và bé.
    Trong phân đoạn Kinh thánh này, Chúa Jêsus lấy hình ảnh hai con đường, một rộng rãi, 1 chật hẹp để nói về 1 con đường theo đời và 1 con đường theo Chúa. Con đường rộng rãi với cánh cổng to lớn chỉ về con đường thế tục, với rất nhiều con người đang bước đi, mà đích cuối con đường đó lại là sự chết. Ngài lại dùng hình ảnh 1 con đường chật hẹp với cổng hẹp để chỉ về con đường theo Chúa, có ít người đi hơn, nhưng cuối con đường là sự sống vĩnh hằng.

  I. Cửa hẹp và Con đường chật (14).
  “Hãy vào cửa hẹp! (13a); Cửa hẹp và con đường chật dẫn đến sự sống(14)
 - Những con đường thoát hiểm thường là những con đường hẹp, khó đi, nhiều khi phải co người lại. Cửa thoát hiểm trên máy bay luôn nhỏ hơn cửa chính, nó chỉ dành khi máy bay gặp nạn. Khi máy bay gặp nạn, bị cháy, có nguy cơ bị phát nổ, những cánh cửa thoát hiểm được mở ra khi máy bay đã hạ cánh, những người sống sót được dẫn ra ngoài qua đường thoát hiểm. Khi đó, là người muốn sống, không ai đòi đi ra bằng cửa chính, vì cửa thoát hiểm dù chật hẹp, khó ra hơn cửa chính, nhưng nó gần hơn và an toàn hơn.
- Trong chiến tranh ở Việt Nam, địa đạo Củ Chi tại Tp. HCM là con đường rất hẹp và chật được đào trong lòng đất. Độ rộng của nó chỉ vừa đủ cho 1 người Việt Nam có thể trọng trung bình đặt thân mình vào, và độ cao vừa đủ cho 1 người vừa đi vừa khom. Con đường hầm này vừa là nơi cư trú mà vừa là nơi thoát hiểm của bộ đội khi lính đối phương ở gần. Lúc phải đối đầu với lính Mỹ với vũ lực mạnh, người chiến sĩ bộ đội thường tìm cách đi vào con đường này với 1 biện pháp an toàn, không ai nói rằng, tôi thích chạy theo con đường trên mặt đất, rộng, thoải mái hơn, và còn có thể nhanh hơn.
Con đường này chật hẹp, nhưng là con đường giúp cho hàng ngàn bộ đội Việt Nam sống, chiến đấu an toàn dưới mưa bom, bão đạn của quân đội Mỹ ngày xưa.
- Chúa Jêsus dùng hình ảnh con đường chật với cánh cửa hẹp chỉ về con đường theo Chúa của mỗi chúng ta.
- Tại sao Chúa dạy con đường theo Chúa là con đường chật hẹp? Vì:
 1) Người theo Chúa phải là người thật lòng với chính mình và phải hạ mình xuống.
- Một người gương mặt càng nhiều sẹo, người ta sẽ đánh phần càng dày để che sẹo xấu trên mặt mình; Người càng nhiều lỗi lầm, họ sẽ càng moi móc nhiều lỗi lầm của người khác ra để phê phán, nhằm tôn cao mình là công bình, và đánh lạc hướng khi có ai đó muốn biết về cuộc đời nhiều lỗi lầm của mình;
  Một ông chủ tịch tỉnh (NTT-Hà Giang) đang bị tố cáo phạm tội mua dâm trong lần họp báo ngày 12/7/2010, “Tình trạng buôn bán phụ nữ vẫn xảy ra ở 1 số vùng trong tỉnh; Sáu tháng đầu năm, công an đã bắt được 6 vụ buôn bán phụ nữ, 5 vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em. Tình trạng truyền đạo trái phép, người lao động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê cũng diễn biến phức tạp. ..”(Theo Tuổi trẻ/ 12/7/2010)
Vị chủ tịch này không hạ mình xuống, ăn năn sớm để được nhà nước, nhân dân khoan hồng, ông tìm nhiều cách để cho mình là vô tội, nhất là khai báo tình hình tồi tệ khác xảy ra trong tỉnh, chừng như hướng dư luận vào 1 việc khác. Kết quả cuối cùng, ông bị đuổi khỏi ghế với vị trí quyền lực mà mình từng có.
- Bước đầu tiên của người theo Chúa là thật lòng nhìn nhận mình là 1 con người nhiều lỗi lầm cần được tha thứ, cần được thay đổi. Đồng thời hạ mình xuống, chạy đến với Chúa Jêsus, cầu xin Ngài tha thứ lỗi lầm của mình và thay đổi cuộc đời mình để trở nên tốt lành hơn.
- Ngày nay trên thế giới với 6,5 tỉ người, chỉ có khoảng 2 tỷ con người chịu hạ mình xuống, công nhận mình là tội nhân cần được tha thứ và họ chạy đến với Chúa Jêsus, để xin Ngài tha thứ, thay đổi cuộc đời của mình; Còn 4,5 tỷ người còn lại, hầu hết họ đã từng nghe Phúc Âm, nhưng lòng kiêu căng, và không thật lòng đã khiến họ chối bỏ Chúa Jêsus, khướt từ ơn tha thứ, ơn cứu chuộc, và hiện nay, họ đang sống trong cuộc đời bất an, đầy sợ hãi và tâm linh nhức nhối.
 2) Maquỷ và người thuộc ma quỷ trong thế giới này rất đông đúc, chúng ghét Chúa Jêsus và những người theo Ngài.
Giăng 15:18, Chúa Jêsus dạy rằng, “18 Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi. 19 Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi.”
- Trong lòng maquỷ chỉ chứa chan điều dối trá và ghen ghét. Những người thuộc Satan cũng sẽ sống với lòng chứa đầy sự cay độc, dối trá, ghen ghét và thù hận. Từ khi chúng ta theo Chúa Jêsus, maquỷ gieo những tư tưởng và lời nói ngược ngạo trong đời sống của những người hoàn toàn thuộc về nó.
* Khi người đàn ông Tin lành không uống rượu và hút thuốc nữa, họ gọi chúng ta là đàn bà; khi không đi với họ đến tham gia bầu của, xốc đĩa, hay phố đèn đỏ, thì họ lên án chúng ta bỏ bạn, bỏ bè; khi không thắp hương quỳ lạy trước quan tài hay hình ảnh của ông bà, thì họ gọi chúng ta là bất hiếu, bỏ ông bỏ bà, dù chúng ta rất hiếu thảo với ông bà, cha mẹ khi họ còn sống; Chúng ta theo Chúa, họ bảo chúng ta theo Mỹ, phản động, phản bội lại dân tộc quê hương; Chúng ta không đốt vàng mã, không coi bói, không tham gia việc cầu cơ lên đồng, không coi ngày, giờ cho việc tang chay, cưới, hỏi, động thổ, dời nhà; không xem chỉ tay, không xin thầy bói phán dạy về việc khắc tuổi, khắc cung, trong việc cưới vợ, gã chồng…mà chỉ đi nhà thờ thờ phượng Chúa là mê tín, dị đoan; Chúng ta ra sức giúp đỡ người hoạn nạn theo lời Chúa dạy, họ bảo chúng ta dại khờ, để người khác lợi dụng….
* Chúng ta không ghét họ, dù họ làm những điều ấy, nhưng họ lại ghét chúng ta, chỉ vì chúng ta không sống giống họ để mà giống Chúa Jêsus cao thượng, tốt lành.
 3) Người theo Chúa sống không theo ý mình muốn, nhưng phải làm theo điều Chúa muốn, là điều chống với những ước muốn của xác thịt.
- Khi lái xe chạy trên con đường rộng rãi, chúng ta có thể lạng lách, đánh võng, hoặc chạy theo đường thẳng để khỏi bị cảnh sát phạt, cũng như đảm bảo độ an toàn. Những thanh niên ‘đi bão đêm’, tức đua xe về khuya, chúng thường chọn những con đường lộ rộng lớn, để dễ bề lạng lách theo ý mình.
- Nhưng khi chạy trên con 1 con đường hẹp, chúng ta hoặc phải chạy thẳng khi con đường ở đoạn đường thẳng, hoặc phải chạy quanh co khi con đường ở đoạn quanh co; Chúng ta không thể lạng lách, đánh võng theo ý mình trên con đường chật hẹp được,  nhưng phải đi cẩn thận theo lề lối của nó.
- Cơ đốc nhân là người bắt đầu thôi sống theo ý mình, bèn là sống theo ý Chúa. Ý Chúa được bày tỏ rõ ràng qua mọi lời được chép cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ trong Kinh thánh mà chúng ta đang có.
- Sống theo ý Chúa chỉ có thể thực hiện được đối với những ai thực sự tin Ngài; Chúng ta không thể sống làm theo ý Chúa bằng sức của 1 con người yếu đuối, bất toàn này, nhưng là với năng lực lớn lao mà Chúa ban cho mọi người tin Ngài.
- Ngày nay chúng ta sống nhiều lỗi lầm, 1 trong 2 lý do; Thứ nhất, chúng ta chưa thật sự tin Chúa để có được nguồn năng lực mạnh mẽ này; Hoặc thứ hai, là do chúng ta không đầy dẫy Chúa Thánh Linh, tức là khi chúng ta không muốn giải quyết nan đề, vấn đề của mình bằng sức mạnh của Chúa, mà là cậy sức mạnh của chính chúng ta; Và chúng ta đã sớm thất bại, và sẽ tiếp tục thất bại cay đắng.
 Con đường hẹp ít người đi, nhưng được sự sống đời đời(14):
 Phải có lòng thành thật, phải hạ mình, nhịn nhục, xưng tội mình và muốn được Chúa Jêsus thay đổi để trở nên người mới; Phải sống để mà bị nhiều người không thích, ghét bỏ, giễu cợt, bôi nhọ thậm chí là bị người thân của mình đối xử với mình như thế; Chẳng những thế, mình không được quyền thực hiện điều mà xác thịt mình ao ước, lòng mình khát khao, mà phải sống theo ý Chúa; Thấy khó quá, nên nhiều người thôi, họ chọn con đường rộng thênh thang kia mà đi cho thỏa chí tự do; Đó là lý do mà số người đi trong con đường hẹp ít hơn số người đi trong con đường rộng, khoảng khoát(14c).
   Nhưng bất kì ai biết mình là kẻ nhiều lỗi lầm, khao khát được tha thứ; ao ước được sống những ngày còn lại cách thanh sạch, tránh được cách hoàn toàn những tất xấu với lỗi lầm đáng lên án trong quá khứ; và quyết định hạ mình, chạy đến với Chúa, kêu xin Ngài thứ tha và mời Ngài làm chủ cuộc đời mình; Đồng thời dám tuyên xưng đức tin mình nơi Chúa trước mặt thiên hạ, những người ruồng bỏ, bắt bớ, mĩa mai và một lòng, sẳn sàng chịu khó, hi sinh, để sống đẹp ý Chúa trong mọi việc, ở mọi nơi, và trong mọi giây phút mình còn hơi thở.
  Đó là người bước đi trên con đường chật với cánh cửa hẹp, và phần thưởng ở cuối con đường chật hẹp này thật lớn lao, đó là sự sống vĩnh cửu, đến từ Đức Chúa Trời yêu thường, và quyền năng.
II. Cửa rộng và con đường khoảng khoát(13).
-  Người quyết định bước trong con đường rộng với cánh cửa rộng, là người không công nhận mình là người có tội; họ không hạ mình, vì cho rằng họ không cần phải ăn năn, không cần phải được thay đổi; Họ vui lòng với những sai lầm mình đã gây ra, và bằng lòng tiếp tục sống nốt quãng đời còn lại với những tội lỗi cũ và mới. Họ chối từ sự tha thứ, cứu chuộc của Chúa Jêsus dành cho họ; Những người này cho rằng mình là anh hùng, tức là người dám làm, dám chịu, không cần ai cứu giúp, dù là Đức Chúa Trời quyền năng; Họ cho rằng, nếu chết là hết thì may quá, nhưng nếu có địa ngục, thì họ cũng sẳn lòng chấp nhận sống trong địa ngục, không sợ hãi gì; Họ muốn và quyết tâm sống làm sao, để trọn 100 năm cuộc đời, mỗi năm 365 ngày, ngày nào mình cũng làm được điều mình muốn; tự do làm được mình ưa thích; Đó là người đang bước đi trên con đường rộng thênh thang, nhưng rồi họ sẽ gặp sự chết đời đời ở cuối con đường họ đang đi; Mỗi ngày con đường ấy càng ngắn lại, họ đang tiến càng ngày càng gần hơn đến hồ có lửa, thiêu đốt đời đời;

  Châm ngôn 16:25 Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết.
Đối với người Công giáo Lamã, giữ đạo là việc quan trọng hơn cả tin đạo; Việc có mặt ở nhà thờ, đi xem lễ trong ngày lễ quan trọng không thua kém gì việc nghe, hiểu những gì vị Linh mục giảng. Họ sẳn sàng đứng sắp hàng dài ra cả khung viên nhà thờ, và đứng bên ngoài, dù không thấy, không nghe gì, nhưng họ bền lòng đứng cho hết lễ rồi mới ra về; Đối với người Tin lành, nếu bên trong nhà thờ chật chỗ, họ sẽ sang phòng nhóm khác có ti vi phát hình trực tiếp, để họ có thể cùng thờ phượng Chúa; Còn nếu không có phòng phụ, thì họ sẽ sang nhà thờ khác để được thờ phuợng Chúa, chứ không chịu đứng cả tiếng đồng hồ mà không nghe, không thấy điều gì có trong giờ thờ phượng ở bên trong nhà thờ. Vì với họ, việc thờ phượng là lý do quan trọng nhất mà họ đến Hội thánh.
* Từ đó, có thể thấy, đối với Giáo hội công giáo Lamã, họ rất coi trọng số lượng tín hữu, mà ít quan tâm đến đời sống đức tin. Để giáo dân thoải mái hơn trong đời sống tôn giáo, cũng như thu hút những người theo các tôn giáo khác, ngoài Tin lành, bước vào trong đạo của mình, Công giáo Lamã đặt ra những giáo điều mới, cải cách theo hướng phóng khoáng, tự do, nữa đạo, nữa đời, ví dụ như giáo điều cải cách như sau (Trích theo Họ Đạo Cái Mơn-Giáo phận Vĩnh Long).
NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM VỚI ĐẠO HIẾU
    Huấn thị Plane compertum est, ngày 20/10/1964 của Thánh Bộ Truyền Giáo có chỉ thị hướng dẩn như sau: ”Những cử chỉ thái độ và nghi lễ có ý nghĩa thế tục rõ ràng, là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính, hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo hình ảnh, dựng tượng, nghiêng mình bái kính,trưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ, giỗ..thì được thi hành và tham dự cách chủ động.”
  Hội nghị Giám Mục tại Nha Trang ngày 14/11/74 đã xác định cụ thể hơn vấn đề thờ kính tổ tiên trong  6 điểm:
      1/ Bàn thờ gia tiên được dặt dưới bàn thờ Chúa miễn là không bày biện gì mê tín như hồn bạch.
   2/ Đốt hương, nhang, đèn, nến trước bàn thờ tổ tiên và những cử chỉ hiếu thảo tôn kính được phép làm.
     3/ Ngày “kỵ nhật” được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là bỏ những gì dị đoan mê tín như đốt vàng mã,..giảm thiểu, canh cải những lễ vật biểu dương ý nghĩa thành kính, biết ơn ông bà như dâng hoa trái, hương đèn…
    4/ Trong hôn lễ, cô dâu, chú rể được làm lễ tổ, lễ gia tiên vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, trình diện với ông bà.
   5/ Trong tang lễ được vái lại trước thi hài người quá cố, đốt hương vái lạy theo phong tục địa phương để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.
     6/ Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng tại đình làng để tỏ lòng cung kính biết ơn với những vị mà theo lịch sử  là có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng chứ không  như mê tín đối với các”yêu thần”, “tà thần.”
    Giáo dân cần được giải thích cho hiểu việc tôn kính tổ tiên và các anh hùng liệt sĩ theo phong tục địa phương là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con, cháu, chứ không phải là những việc tôn kính có liên quan đến tín ngưởng, và chính Chúa truyền phải “thảo kính cha mẹ”, đó là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa.
   Giáo lý Công Giáo về vấn đề thờ kính tổ tiên minh bạch như thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người ngoài Công Giáo chưa biết. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam yêu cầu các linh mục phổ biến và giải thích tường tận thông cáo nầy trong nhà thờ mỗi khi có dịp, không những cho anh em giáo hữu mà cho cả người ngoài Công Giáo. Đây là vấn đề thật quan trọng trong việc đối thoại và hội nhập văn hoá.”

   Thi thiên 106:28, 29 “28 Tổ phụ chúng tôi cũng cúng thờ Ba-anh-Phê-ô, Ăn của lễ cúng kẻ chết; 29 Như vậy họ chọc giận Đức Chúa Trời vì những việc làm của họ, Và ôn dịch bèn phát ra giữa họ. Cho chúng ta thấy, Đức Chúa Trời trừng phạt những kẻ ăn của cúng người chết. Xuất 20:4-5, trong điều răn thứ hai trong 10 điều răn, Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nước, dưới đất. 5 Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó, vì ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà…”
   Công giáo Lamã đã dùng lý trí con người để thay đổi lời hằng sống của Đức Chúa Trời để dẫn cả giáo dân của mình bước ra khỏi con đường hẹp dẫn đến sự sống ban đầu, để bước qua con đường rộng, khoảng khoát, nữa đạo, nữa đời, mà cuối cùng con đường đó là sự chết, mà Chúa Jêsus đã phán dạy(13).
 
Lời kêu gọi:
- Bạn có quyền tự do bước theo con đường mà lòng mình yêu thích; Hoặc vào cửa hẹp và đường chật, là đức tin theo Chúa để được sự sống đời đời; Hoặc là vào cửa rộng và đường khoảng khoát, là đường trần tục, vô tín, đi theo ý mình để chết đời đời.
- Nhưng Chúa Jêsus muốn đón bạn trong vinh quang, trong âm điệu của tiếng kèn trang trọng, thiêng liêng mà Ngài sẽ thổi trong thời khắc Ngài hiện ra đón chúng ta. Ngài muốn bạn và tôi, không thiếu 1 ai trong gia đình của chúng ta nữa, thay thảy đều được bước vào thiêng đàng lộng lẫy và chứa chan yêu thương.
- Ngài biết chúng ta phải hi sinh nhiều, lắm lúc phải đổ nước mắt và cả máu để được đi trong con đường hẹp; Nên Ngài chẳng để chúng ta đi một mình dù bất kì 1 giây phút nào; Ngài sẽ ở cùng và giúp sức, Ngài thêm năng lực để chúng ta vượt qua được mọi chướng ngại, thách thức bủa vây phía trước chúng ta. (Mathiơ 28:20b Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế!”
- Ngài đã từng mời, và hôm nay, Ngài cũng đang tha thiết mời chúng ta, Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều; Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít!”(13, 14).
Sanh Linh.
HTTL Việt Nam Juan, KOREA.