Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG? - 3


  Trước vụ nổ Big Bang
Tiến sĩ Robert Jastrow, là người theo thuyết bất khả tri về vấn đề tôn giáo, nhận xét về lý thuyết của vụ nổ Big Bang:
Bây giờ chúng ta thấy rằng những bằng chứng thiên văn học đều dẫn tới quan niệm của Kinh Thánh về nguồn gốc của thế giới. Chi tiết khác nhau, nhưng những yếu tố căn bản trong thiên văn học và Kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký thì giống nhau. Chuỗi sự kiện dẫn đến một sự khởi đầu thình lình và đột ngột vào một thời điểm nhất định trong thời gian, trong một chớp ánh sáng và năng lượng.
Một cách cổ điển, những nhà khoa học đã phủ nhận ý tưởng về một hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, thậm chí với thời gian và tiền bạc không giới hạn của họ. Có một loại tôn giáo trong khoa học, ấy là mỗi sự kiện có thể được giải thích theo cách hợp lý như là kết quả của một sự kiện trước đó; mỗi hậu quả phải có nguyên nhân của nó. Bây giờ khoa học chứng minh rằng vũ trụ đã nổ để tồn tại trong một thời điểm nhất định. Khi hỏi: “Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả này? Ai hay cái gì đã đặt những vật chất và năng lượng vào trong vũ trụ?” thì khoa học không thể trả lời những câu hỏi này được.
Jastrow kết luận bằng câu nói bất hủ này:
Đối với nhà khoa học đã sống bằng niềm tin dựa vào sức mạnh của lý lẽ, thì câu chuyện kết thúc như một cơn ác mộng. Ông ta đã leo lên những ngọn núi của sự tự mãn; ông đang chuẩn bị chinh phục đỉnh cao nhất; ông bò qua tảng đá cuối cùng và thấy một nhóm các nhà thần học đã ngồi đó hàng bao thế kỷ đang chào đón mình. (14) 
Đối với nhiều người, đây là một sự phát triển đầy lạ lùng và đáng kinh ngạc ngoại trừ những nhà thần học. Họ đã luôn luôn chấp nhận những lời được chép trong Kinh Thánh. Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất. 
Đa-vít, một trong những nhà thần học, nói cách khôn ngoan: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm” (19:1). Và sứ đồ Phao-lô viết: “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ đều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô-ma 1:19-20). Điều mà Augustine thêm vào là: “Ai có thể hiểu được sự huyền nhiệm này hay giải thích nó cho người khác được?”
Cuộc tranh luận về đạo đức
Nhưng vẫn còn một bằng chứng khác về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời mà C. S. Lewis gọi là “đúng và sai được xem như là bằng chứng về ý nghĩa của vũ trụ”. Có một ảnh hưởng hay mạng lịnh bên trong mỗi người chúng ta buộc chúng ta phải cư xử theo cách nhất định nào đó. Lewis giải thích rằng tự nhiên chúng ta thấy con người thường phản ứng về nhận thức đúng và sai. Người nọ cãi với người kia: “Đây là chỗ của tôi. Tôi chiếm được nó trước! Giả sử tôi hành động tương tự như bạn! Bạn có thích không? Thôi nào, bạn đã hứa rồi mà”. Những người có học lẫn không học vẫn nói với nhau như vậy hằng ngày, con nít và cả người lớn nữa.
Trong những cuộc tranh luận như vậy, có những yêu cầu đối với một số tiêu chuẩn cư xử mà người kia phải chấp nhận. Người có lý do chính đáng để làm việc đó; thì có thể làm việc đó. Người ta kêu gọi sự đáp ứng đối với một số luật pháp, luật lệ, công bằng hay đạo đức vốn đã có sẵn trong họ. Hiếm khi nào một người khác nói: “Ai thèm quan tâm đến tiêu chuẩn của bạn?” Tiêu chuẩn đó đã có giữa họ rồi. Họ không thắc mắc về nó nữa. Lewis nói: “Cãi lộn có nghĩa là cố gắng chỉ cho người kia thấy là họ đang sai”.
Luật pháp này liên hệ với cái phải xảy ra. Dù sao, chúng ta biết nó vẫn ở trong chúng ta. Nó không chỉ là một bộ quy tắc văn hóa hay tiêu chuẩn văn hóa. Nó còn là một sự nhất trí đáng ngạc nhiên từ nền văn minh này đến nền văn minh khác về cái gọi là khuôn phép đạo đức. Và tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có một vài tiêu chuẩn đạo đức tốt hơn những tiêu chuẩn đạo đức khác. “Nếu không thì không ý tưởng đạo đức nào thật hơn hay đúng hơn cái khác, sẽ chẳng có nghĩa lý gì trong việc ưa chuộng đạo đức văn minh hơn là đạo đức sơ khai, hay đạo đức Cơ đốc giáo hơn là đạo đức Đức quốc xã”. (15)
Lewis nói rằng luật đạo đức không thể chỉ là một qui ước mang tính xã hội. Ông nói với chúng ta rằng nó phải hơn một bảng toán học. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nói rằng bảng cửu chương là một qui ước xã hội để giúp chúng ta và chúng ta có thể làm một bảng khác nếu chúng ta muốn. 2 cộng 2 luôn luôn là 4 bất luận nền văn hóa của nó là gì đi nữa. Vì vậy, nếu có một bộ luật đạo đức, thì phải có một người đạo đức ban đạo luật đó. Kinh Thánh mô tả con người được “tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời,” phân biệt con người với tất cả các loài thọ tạo khác. Ảnh tượng đạo đức này có trong chúng ta từ khi mới sanh ra bất kể nguồn gốc hay quốc tịch của chúng ta là gì. Một người chưa bao giờ nghe con vật cưng (chó hay mèo) hỏi: “Điều này đúng hay sai?” hay là “Điều này tốt hay xấu?” Những ý tưởng như vậy chỉ có đặc biệt ở con người mà thôi, và đối với con người, ảnh tượng đạo đức không phải là một phần mềm tùy ý chọn lựa. Vâng, có một người đứng đằng sau toàn bộ vũ trụ. Người đó chính là Đức Chúa Trời, Đấng có trí óc, tình cảm, sự nhận thức, ý chí và một nhân cách trọn vẹn. Những điều này được ban cho chúng ta khi Ngài tạo dựng chúng ta, và điều đó bao gồm luôn luật pháp đạo đức. Ngài quan tâm đến một sản phẩm hoàn chỉnh - trong sự công chính, không ích kỷ, can đảm, đức tin tốt, lương thiện và trung thành.
Luật pháp của Đức Chúa Trời không phải là cái gì đó xa lạ, phủ lên bên ngoài chúng ta nhưng đan dệt vào bản chất chúng ta từ ngày sáng tạo. Có cái gì đó sâu thẳm bên trong chúng ta vang dội điều có hay không, đúng hay sai của Đức Chúa Trời. (Sứ điệp trong Rô-ma 2:15). 

(Còn Tiếp)