Lời Kinh Thánh

Hãy tin Đức Chúa Jesus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi. Kinh Thánh - Công Vụ Các Sứ đồ 16: 31

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

NGƯỜI TA CÓ THỂ THẤY TÍNH CÁCH THUỘC LINH TRONG NHÀ RIÊNG CỦA NGƯỜI TÍN HỮU.

Nơi chốn để người ta trở thành (người) thuộc linh dễ dàng nhất là trước công chúng. Còn nơi khó khăn nhất là tại nhà riêng. Các mối liên hệ tại nhà riêng vốn mật thiết và liên tục, trong khi các hoạt động và ấn tượng tạo ra tại chỗ công cộng lại gián đoạn và thỉnh thoảng mới có. Định lý cần phải nhớ luôn này đặc biệt cần thiết cho các cán bộ Cơ Đốc giáo, vốn quá thường có thể trình diễn một tính cách thuộc linh chuyên nghiệp trong chức vụ công khai, trong khi lại sống một cuộc đời xác thịt tại nhà riêng.


Tôi xin minh họa bằng cách thay đổi cách so sánh một chút. Hồi mới bắt đầu đi dạy học, tôi được giao cho một lớp vỡ lòng môn Hi-văn trong Tân ước, dạy vào mỗi buổi sáng, từ thứ Hai đến thứ Sáu, lúc tám giờ. Trong một lớp học như thế suốt một niên khóa ở cấp đại học trong những hoàn cảnh như thế, người ta rất dễ quen biết với các sinh viên trong lớp - và họ cũng rất quen với vị giáo sư. Nếu đến cuối niên học, các học viên của lớp học ấy cần chứng thực tấm gương về đời sống, chức vụ, và tính cách thuộc linh của vị giáo sư của họ đã có ý nghĩa gì cho họ, thì điều đó rất có nhiều giá trị. 



Nhưng trái lại nếu đến một nhà thờ nào đó chỉ một lần duy nhất rồi giảng một bài thật hay cho hội chúng và sau giờ nhóm lại có một số người bảo với tôi rằng tôi phải là một người rất mực thuộc linh mới giảng nổi một bài như vậy, thì thật ra điều đó chẳng có ý nghĩa chi cả. Trong trường hợp của lớp học, họ đã được quen biết, được quan sát tôi qua rất nhiều hoàn cảnh vui buồn; họ đã có thể quan sát thường xuyên tính kiên trì nhẫn nhục (hay không kiên trì nhẫn nhục) của tôi cũng như các thói quen trước sau như một của tôi. Nhưng việc tiếp xúc tình cờ của tôi với một hội chúng không tạo ra được cơ hội để có thể đánh giá tính cách thuộc linh của vị mục sư. Các hoàn cảnh sống ở nhà riêng còn cung cấp được một cơ hội tốt hơn cả một lớp ọc Hi-văn hằng ngày, vào lý 8 giờ sáng.
 
Một lần nữa, khúc sách trong thư Ê-phê-sô về vấn đề đầy dẫy Thánh Linh (Eph 5:18-21) lại cung cấp một cơ sở theo Kinh Thánh cho đặc điểm này của tính cách thuộc linh. Tiếp sau lệnh truyền phải đầy dẫy Thánh Linh (c.18) là bốn mệnh đề có liên hệ với nhau, mỗi mệnh đề đều bắt đầu bằng một phân từ. Bốn phân từ đó là xướng họa, trổi nhạc (c.19), cảm tạ (c.20) và tùng phục (c.21), và từ ngữ cuối cùng này chẳng những là kết luận của mấy câu 1-21 mà còn là mệnh đề làm đề mục cho phần tiếp theo sau đó, bắt đầu với câu 22. Nói khác đi, tùng phục vốn là chứng cứ hiển nhiên cho việc được đổ đầy Thánh Linh là điều sẽ được thấy một cách sống động nhất trong các mối liên hệ ở nhà riêng.


Từ ngữ tùng phục có nghĩa là tự đặt mình vào địa vị một thuộc cấp. Điều này có nhiều ý nghĩa phân biệt nhau cho người chồng, người vợ tại nhà riêng, nhưng cả hai điều tùng phục lẫn nhau (chớ không phải chỉ có người vợ tùng phục chồng mà thôi, như nhiều người vẫn thường dạy. Đối với người chồng, nó bao gồm ít nhất ba điều: 1. Người ấy phải lãnh đạo, vì người ấy là đầu vợ (c.23). Điều này không biến người ấy thành một nhà độc tài, nhưng à người lãnh đạo có trách nhiệm của gia đình, chẳng những được đặc quyền mà còn phải có trách nhiệm đưa ra quyết định sau cùng nữa. 2. Người ấy phải yêu vợ mình (c.25). người chồng cần ghi nhớ điểm này vì theo bản tính, người đàn ông rất dễ ít bày tỏ thái độ, nếu không nói là ít bộc lộ tình yêu thương, hơn người phụ nữ. 3. Người ấy phải nuôi dưỡng vợ mình (c.29). Từ ngữ được dịch ra là 'nuôi dưỡng' có nghĩa là đưa đến mức trưởng thành và chỉ được dùng một lần trong Tân ước ở câu này và ở 6:4. Từ ngữ chăm sóc có nghĩa là sưởi ấm và chỉ được dùng ở đây và ở ITe 2:7 trong Tân ước. Điểm ngụ ý muốn nói chỉ đơn giản là người chồng có trách nhiệm tối hậu phải giúp đỡ để đưa vợ mình và gia đình đạt mức trưởng thành thuộc linh. Sở dĩ thảm kịch đã xảy ra cho thời cận đại, chỉ vì trường hợo lại thường là trái ngược hẳn lại. Thường thường thì chính người vợ mới là người thật sự thuộc linh và có thể nói là người bị bắt buộc phải xô đẩy chồng mình trên suốt con đường. Cả hai người đều phải khôn ngoan khéo léo về phương diện thuộc linh, và chính người chồng phải chịu trách nhiệm lãnh đạo, là vấn đề quan trọng hơn hết. 
Người vợ thuộc linh phải tùng phục quyền lãnh đạo của chồng mình (c.13,24). Nói khác đi, vợ không nên hành động trái ngược với các mục đích mà chồng mình lãnh đạo gia đình nhằm đạt tới. Điều này không có nghĩa là người vợ chẳng được quyền lên tiếng, vì người chồng đã như một quan chức cầm đầu mọi người trong gia đình rồi (từ ngữ này được dùng ở ITi1Tm 3:4). Lẽ dĩ nhiên là chẳng hề có ai khiến được cho ai khác trở thành thuộc linh, nhưng trách nhiệm của chồng trong gia đình thật nặng nề, là hải chủ động và lãnh đạo sinh hoạt thuộc linh của gia đình. Như vậy, tính cách thuộc linh của một người sẽ được thấy rõ trong việc người ấy thực hiện thích đáng các trách nhiệm trong gia đình của mình.

CÓ THỂ THẤY TÍNH CÁCH THUỘC LINH TRONG MỐI THÔNG CÔNG VỚI HỘI THÁNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU. 


Khu vực chính yếu khác nữa trong đótính cách thuộc linh của một người được chứng tỏ, là trong Hội thánh. Chúng ta đã thấy một người thuộc linh sẽ cố gắng giữ sự hợp nhất của Thánh Linh trong lãnh vực có liên hệ nhiều nhất với mình - đó là chính chi hội địa phương của mình. Một tinh thần chia bè kết đảng là chứng cứ hiển nhiên của tánh xác thịt.


Đóng góp tích cực của một Cơ Đốc nhân thuộc linh cho Hội thánh là do việc người ấy thực thi các ân tứ thuộc linh của mình. Chúng ta cần khảo xét chi tiết toàn vẹn vấn đề này về sau, cho nên ở đây, thiết tưởng chỉ cần vạch ra rằng một tín hữu thuộc linh sẽ thực thi các ân tứ thuộc linh của mình trong quyền phép của Đức Thánh Linh, liên hệ với Hội thánh phổ quát và địa phương. Cơ Đốc nhân ấu trĩ, chưa trưởng thành gây chia rẽ; còn Cơ Đốc nhân trưởng thành thì tạo sự hợp nhất bằng cách sử dụng các ân tứ của mình (ICo1Cr 12:25). Như vậy, thiết tưởng chẳng cần gì phải nói (hay cũng cần phải nói?) rằng một thành viên trong Hội thánh cứ luôn luôn tạo vấn đề và thường xuyên đòi hỏi được cung phụng, thì không phải là một người thuộc linh chân chính. Nhưng người phục vụ Chúa bằng việc làm thăng tiến sự an vui phúc lợi cho Hội thánh thì tự chứng minh một đời sống thuộc linh trưởng thành. Tố cáo anh em mình là công tác của ma quỉ (Kh 12:10); chăm sóc anh em mình là công tác của Chúa thông qua các con cái trưởng thành của Ngài.

Đó là tính cách thuộc linh chân chính và lành mạnh. Ý niệm thuộc linh là ý niệm về một mối liên hệ trưởng thành và đang trưởng thành với Đức Thánh Linh, được chứng minh bằng đời sống riêng tư, trong gia đình và trong Hội thánh của một người. Đây là tính cách thuộc linh đúng theo Kinh Thánh.
CON NGƯỜI LÀ GÌ?
Chính con người Cơ Đốc nhân là kẻ mà Thượng Đế đang cố gắng biến thành thuộc linh, và tính cách thuộc linh chỉ có thể được chứng minh qua trung gian những con người mà thôi. Cả các thiên sứ lẫn các loài vật đều không thể phát triển để trở thành thuộc linh; do đó, có một vài phương diện thấu triệt tính cách thuộc linh. Vậy cần phải khảo xét một số nét đặc trưng của bản tính con người có liên hệ với tính cách thuộc linh.

CON NGƯỜI ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾ SÁNG TẠO


Kinh thánh sạy rằng con người là một loài thọ tạo, và điều này có liên hệ quan trọng với việc khảo xét tính cách thuộc linh. Trái với chủ trương sáng tạo là thuyết tiến hóa. Nếu con người do tiến hóa mà có, thì thật ra, sẽ chẳng cần gì phải có một Cứu Chúa, sự tái sanh, một bản tính mới hay siêu nhiên để giúp nó sống một cuộc đời tốt lành, thiện hảo. Nếu con người vốn có mặt là do tất cả các phương cách mà thuyết tiến hóa đã rêu rao, thì nó sở dĩ có là do cac tiến trình tự nhiên; vậy cần gì phải có sự can thiệp siêu nhiên vào đời sống của nó? Các lực lượng thiên nhiên đã phục vụ nó rất tốt rồi. Mà như thế thì Thượng Đế chỉ là một phụ liệu không cần thiết cho sự phát triển của nó. Lẽ dĩ nhiên khi đề cập Thượng Đế là tôi muốn nói đến Thượng Đế của Kinh Thánh, đã được Kinh Thánh mặc khải, và đã nhập thể nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Vì Thượng Đế này rất vô tích sự trong bức tranh tiên hóa, tuy một vị thần do chính con người tạo ra sẽ chẳng những có thể sống chung với giáo điều của thuyết tiến hóa, mà còn thường là một phần của cái hệ thống ấy nữa. Thượng Đế chân chính là không cần thiết cả khi Ngài có thể được đưa vào đó một cách ngẫu nhiên.


Mặt khác, nếu con người vốn được sáng tạo ra (chúng tôi xin phép đi trước đoạn sách tiếp sau một chút) nếu nó đã thất bại và sa ngã vào tội lỗi, thì nó cần đến sự can thiệp siêu nhiên để cứu vớt nó ra khỏi tình trạng đó và giúp nó sống được một cuộc đời đẹp lòng Thượng Đế. Giáo lý về công cuộc sáng tạo loài người kéo theo nó cái ý niệm có tính cách hệ luận, là trách nhiệm của con người. Nếu Thượng Đế đã tạo ra con người, thì có một cái gì đó ở ngoài nó, để nó phải chịu trách nhiệm. Bản thân nó không phải và không thể làm chủ được chính vận mệnh của nó; nó không phải là thẩm quyền tối hậu cũng không pha3i là kẻ duy nhất mà nó phải trả lời chung cuộc. Đã có Đấng Tạo Hóa thì điều đó hàm ý là phải có những con người thọ tạo có trách nhiệm - chịu trách nhiệm đối với Đấng Tạo Hóa ấy.




Nhưng phải chăng hãy còn một cách chọn lựa thứ ba nữa, tức là thuyết tiến hóa hữu thần? Thuyết tiến hóa hữu thần (là thuyết chủ trương Thượng Đế đã sáng tạo ra sự sống nguyên thủy, rồi sự tiến hóa tự nhiên tác động tiếp theo đó) là một quan điểm khá phổ biến, nhưng sự thật là nó không tạo ra được một cách chọn lựa nào mới mẻ hơn hai cách đã được kể trẹn rồi. Vì nếu Thượng Đế đã 'sáng tạo' mọi sự bằng cách lợi dụng các tiến trình tiến hóa, thì có thể phải quan niệm rằng con người có thể được cứu chuộc hay ít ra có thể sống được một cuộc đời làm Cơ Đốc nhân nhờ các tiến trình tiến hóa nữa. Dường như thuyết tiến hóa hữu thần sở dĩ trở thành phổ biến chủ yếu là đối với số người muốn chọn những phần nào đó trong Kinh Thánh để họ sẽ chấp nhận trọn vẹn, còn những phần khác thì bị họ cho là những dụ ngôn. Như vậy, có thể chấp nhận cái 'lực đẩy đầu tiên (the thrust)” của Kinh Thánh, ("Sáng 1 nói cho chúng ta biết Đấng Tạo Hóa là ai, chớ không phải Ngài đã thực hiện công trình sáng tạo như thế nào") mà không thừa nhận các chi tiết của sự mặc khải đó ("nhưng phải chăng Ngài đã không thực hiện việc ấy thông qua sự tiến hóa?")

Thật ra cả Cơ Đốc nhân tin vào Kinh Thánh lẫn người theo thuyết tiến hóa đều chẳng có ai chịu chấp nhận thuyết tiến hóa hữu thần - nhưng chỉ có người theo thuyết tiến hóa hữu thần mới chấp nhận nó mà thôi! Kinh Thánh nhấn mạnh rõ ràng con người đã được sáng tạo ra từ bụi đất (SaSt 2:7). Hơn nữa, con người đầu tiên của Kinh Thánh đã được tạo dựng theo hình tượng của Thượng Đế, do đó cũng không giống với những con người đầu tiên của thuyết tiến hóa. Người theo thuyết tiến hóa cũng không thừa nhận ý niệm sáng tạo hữu thần chỉ vì lý do đơn giản là nếu chấp nhận bất luận một đểm nào của siêu nhiên chủ nghĩa, thì cũng đều trực tiếp chống lại thuyết của họ. Julian Huxley khẳng định rằng siêu nhiên chủ nghĩa “chống lại toàn thể kiến thức khoa học của chúng ta...Đưa ra một định đề về sự can thiệp của Thượng Đế vào các biến đổi vật chất và năng lượng vào một khoảnh khắc đặc biệt nào đó trong lịch sử địa cầu, là vừa không cần thiết, vừa bất hợp lý” (J.Huxley, Evolution in Action, p.20). Như vậy, sự kiện con người vốn được sáng tạo khiến người ta phải tập trung chú ý vào sự kiện và sự cần thiết phải có sự can thiệp siêu nhiên và vào trách nhiệm của con người thọ tạo phải làm đẹp lòng Đấng Tạo Hóa mình.


CON NGƯỜ ĐÃ SA NGÃ


Lẽ dĩ nhiên, chân lý về sự sa ngã của loài người là mặt trái của đồng tiền là sự kiện nó vốn được Thượng Đế tạo dựng, và có rất nhiều hậu quả quan trọng trong vấn đề tính cách thuộc linh.


Không phải tất cả mọi người tin rằng sự sa ngã là một biến cố lịch sử, cả khi rất có thể là họ đã thừa nhận sự kiện về tội lỗi. Nhưng một quan điểm không tin vào sử tính của Sáng 3 chỉ gây rối mù thêm cho phần chi tiết về các hậu quả của tội lỗi đã được liệt kê trong chương sách ấy mà thôi. Một tác giả đã viết:


Trừ phi chúng ta là những người bảo thủ bất khả thuyết phục, chúng ta biết rằng đáng lý ra 3:1-24 phải được xem là 'vượt huyền thoại có thật' - rằng tuy vườn Ê-đen chẳng nằm trên một tấm bản đồ nào cả, và sự sa ngã của A-đam đã chẳng khớp đúng vào một niên lịch nào của sử ký cả, rằng chương sách ấy làm chứng cho một chiều kích của kinh nghiệm con người như đã xảy ra hồi đó, khi lịch sử mới bắt đầu lố dạng - thì cứ thẳng thắn mà nói, chúng ta vốn là những con người thọ tạo đã sa ngã và câu chuyện của A-đam và Ê-va là sự tích của bạn và tôi (Arichbald M.Hunter, Interpreting Paul's Gospel, p.77).


Đây chỉ là một nỗ lưc nhằm giữ lại sự kiện tội lỗi mà không có sự sa ngạ, và lờ đi các hậu quả của tội lỗi vốn bị buộc hcặt vào với sự sa ngã trong phần ký thuật có tính cách sử ký của 3:1-24.




3:1-24 ghi lại một biến cố lịch sử có thật - một biến cố đã gây hậu quả tai hại nhất trong cả lịch sử loài người. Phương pháp của đứa cám dỗ thật là quỷ quyệt. Cái bẫy mà nó giăng ra là “Sao, có phải Thượng Đế đã phán dặn rằng các ngươi không được phép ăn trái của tất cả các cây trong vườn không?” Chắc chắn là trong giọng nói của nó, nó đã nhấn mạnh vào mấy tiếng tất cả. Sở dĩ chúng ta hiểu được như vậy, là căn cứ vào câu trả lời đầu tiên đã đến với tâm trí bà Ê-va “Chúng ta được ăn các trái cây trong vườn”. Chất mồi câu mà Sa-tan cố gắng khiến cho bà Ê-va phải nuốt, là nghĩ đến sự kiện Thượng Đế ban cho họ tất cả mọi sự. Nói khác đi, nó đã gieo vào tâm trí của bà Ê-va cái ý niệm là trong kế hoạch hoàn toàn của một Thượng Đế toàn thiện toàn hảo đã chẳng hề có những hạn chế. Câu trả lời của bà Ê-va đã cho thấy bà cảm thấy rằng theo mưu định hết sức thực tế của Thượng Đế, Ngài đã ban cho họ tất cả. “Chúng ta được ăn các trái cây trong vườn”, hay nói khác đi “Lẽ tất nhiên, Thượng Đế đã ban cho chúng ta tất cả mọi sự”. Chỉ đến chừng đó, bà mới nhớ lại là có một hạn chế; cho nên bà mới nói tiếp, hầu như chỉ là một ý nghĩ phụ mà thôi “Song về phần trái của cây mọc giữa vườn Thượng Đế có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng”. Điều quan trọng cần lưu ý trong phần này của câu trả lời của bà Ê-va, là các tư tưởng của bà đã tập trung và điểm bị hạn chế trong kế hoạch của Thượng Đế.


Sau khi đã ăn phải bã của Sa-tan và bắt đầu tập trung vào điểm bị hạn chế trong kế hoạch của Thượng Đế, bà Ê-va đã bị yếu đi phần nào đối với đợt tấn công tiếp theo “Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâul nhưng Thượng Đế biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Thượng Đế biết điều thiện điều ác”. Lẽ dĩ nhiên là Sa-tan không hề cho bà Ê-va biết rằng nếu bà nghe theo hắn, đời sống của bà sẽ bị thu ngắn lại, và bà sẽ trở nên giống như chính ma quỉ vậy. Nó hứa với bà rằng bà sẽ trở thành giống như Thượng Đế vậy.

Bước tiếp theo của bà Ê-va là hợp lý hóa điều sai quấy mình vừa vi phạm. Bà bắt đầu quan sát trái cấm và vạch ra cho mình tất cả những gì là tốt đẹp của nó. Bà lý luận: dầu sao thì đó chẳng phải là một thức ăn ngon lành sao, há chẳng phải Thượng Đế muốn cho họ ăn thức ăn ngon lành sao? Và phải chăng người phụ nữ vốn đặc biệt thèm ăn của ngon vật lạ trước chồng mình? Há không phải đó là trách nhiệm của người phụ nữ trước mặt Thượng Đế hay sao? Bà cũng suy nghĩ về vẻ đẹp của nó và cũng lý luận theo cùng một cách như vậy. Tại sao Thượng Đế là Đấng rõ ràng là đã sáng tạo ra một thế giới đẹp đẽ mà không cho bà được hưởng? Rồi nếu sự khôn ngoan là điều đáng ao ước, và nếu trái cây này có thể khiến người ta khôn ngoan thế thì ăn trái cây ấy phải là điều hợp lý. Giờ đây, sự kiện chính yếu và tối quan trọng là Thượng Đế đã công nhiên cấm ăn trái của cây ấy, đã bị bà quên hết. Tâm trí bà chỉ đầy ắp các lý luận để hợp lý hóa và sau khi đã tự biện hộ trước cho hành động của mình như vậy rồi, bà Ê-va đã ăn trái cấm và công khai bất tuân hành ý chỉ của Thượng Đế đã được bày tỏ ra cho bà.


Từ hành động này đã nảy sinh rất nhiều hậu quả - các hậu quả cho con rắn, cho đất đai, cho các phụ nữ, nhưng chủ yếu (trong phạm vi của mục đích của chúng ta trong phần thảo luận này) là cho cả nhân loại. Khi ông A-đam và bà Ê-va đã ăn trái cấm, thì họ lập tức kinh nghiệm sự chết mà Thượng Đế từng cảnh cáo. Theo bất luận cách dùng nào của từ ngữ ấy, chết không bao giờ có nghĩa là hết. Nó luôn luôn có nghĩa là chia cách. Ngay lúc các tổ tiên đầu tiên của chúng ta ăn trái cấm, họ đã bị phân cách với Thượng Đế. Họ cảm thấy điều đó, vì việc họ trốn tránh sự thông công với Thượng Đế đã chứng minh điều ấy thật sống động. Vì 'rau nào sâu nấy' con cái họ bị' sanh ra trong tình trạng chết thuộc linh hay tình trạng phân cách với Thượng Đế, và các hành động của những người con đầu tiên của họ đã chứng minh điều ấy quá rõ ràng (SaSt 4:4, 8)


Tân ước khẳng định rất nhiều lần sử tính của sự sa ngã của A-đam và hậu quả của sự chết thuộc linh. Chúa chúng ta đã xem ông A-đam là con người lịch sử đã thật sự sống trên đời này lúc lịch sử mới bắt đầu (Mat Mt 19:4). Việc Sa-tan lừa gạt bà Ê-va đã được Phao-lô xác nhận trong IICo 2Cr 11:3. Việc đã có sự phạm tội thì được vạch rõ trong ITi1Tm 2:14, và tội này đã đem sự chết thuộc linh đến cho toàn thể nhân loại theo RoRm 5:12 “Vì A-đam, tội lỗi đã xâm nhập thế gian, đem theo sự chết. Do đó, mọi người đều phải chết, vì mọi người đều phạm tội”. Tính cách song đối của khúc sách này (RoRm 5:12-21) đặc biệt khiến chúng ta kinh ngạc. Vị sứ đồ đặt tương phản con người tên A-đam với Chúa Cứu Thế, hành động tội lỗi của con người ấy với hành động thay thế của Chúa, và hậu quả của việc A-đam bị định tội, với việc xưng công chính cho tất cả những người tin nhận Chúa Cứu Thế. Tính cách song đối ấy có thể được lập thành giản đồ dưới đây cho rõ ràng:

Một người (A-đam) Một Đấng (Chúa Cứu Thế


Một hành động (ăn trái cấm) Một hành động (chết thay chúng ta


Một hậu quả Một hậu quả (tất cả mọi người đều bị định tội) (xưng công chính cho các tín hữu)


Nếu bạn cất mất sử tính của A-đam khỏi nền thần học của mình (như những người theo Barth và theo tự do chủ nghĩa vẫn làm), thì tính song đối này sẽ còn lại gì? Nếu bạn phủ nhận việc thật sự có sự sa ngã và hệ quả của nó là sự chết thuộc linh, thì bạn còn gì trong tính cách song đối này? Trái lại, nếu bạn thừa nhận sử tính của Chúa Cứu Thế Giê-xu và sự thật của cái chết của Ngài, thì kết quả là có một ông A-đam từng làm một việc gì đó, cũng đã từng là một người sống trên thế gian này. Không thể có người này mà lại không có người kia.




Nếu con người vốn được thọ tạo và đã sa ngã như hai mệnh đề trên đây khẳng định, thì một loại nền móng hết sức đặc thù đã được đặt xong, để người ta có thể xây lên đó một giáo lý về tính cách thuộc linh. Nếu ngược lại, con người là một sinh vật nhờ tiến hóa mà đạt tới tình trạng hiện nay đồng thời cũng tiến triển về phương diện luân lý đạo đức, thì giáo lý về tính cách thuộc linh của Kinh Thánh sẽ trở thành vô nghĩa. Nói khác đi, nếu các lực lượng thiên nhiên sản sinh ra con người, và nếu hồi còn là con người sơ khai nó có xấu xa đến đâu đi chăng nữa, thì sự hiểu biết và tiến bộ đã xoá mất con người ấy rồi, và chỉ còn rất ít chỗ nếu không nói là chẳng còn chỗ nào cả cho siêu nhiên chủ nghĩa. Việc Thượng Đế tái sanh con người, việc con người có thể sống một cuộc đời lệ thuộc vào Đức Thánh Linh vô hình và mọi phương diện của Cơ Đốc giáo siêu nhiên đều trở thành không cần thiết.

Quan điểm chống siêu nhiên này đã được diễn tả một cách bình dân (cả khi 'Đấng Tối Cao' vẫn được người ta đối xử lễ phép) trong một bài viết được đăng ít lâu trước đây trên tạp chí Reader's Digest. Nó có nhan đề là 'Hướng thượng' và ngụ ý là vẽ lại quá trình tiến hóa của con người. Ngày nay, chỉ cần đề cập công trình tự phóng mình ra ngoại tầng không gian của con người là người ta đã tự chứng tỏ là mình đã 'thời thượng' rồi. Nếu không thì tai hại thay, cái hình ảnh tiêu biểu trước đây mà mọi người có được về con người chỉ là 'trèo lên'. Bài viết ấy có hình thức của một vở kịch đã gần đến hồi kết thúc.


Hồi Một: Từ một ngôi đại thánh đường bằng năng lượng cổ đại nào đó của tổ tiên chúng ta trong khoảng không lạnh lẽo, tối đen, của vũ trụ muôn đời, xuất hiện dấu vết của vật chất, mặt trời và hậu duệ của nó, là địa cầu.


Hồi Hai: Từ dấu vết của vật chất xuất hiện một tế bào sống, rồi các cơ thể đã bào dưới biển. Từ đáy biển ấy loài lưỡng thê thực hiện việc trèo lên được một tấc Anh (inch) đầu tiên, tiếp theo là loài bò sát, rồi loài chim, và với loài chim là việc thăm dò thám hiểm ngoại tầng không gian có giới hạn.


Hồi Ba: Một chi nhánh khác, loài động vật có vú phát triển bộ não, và tài năng sử dụng các công cụ và cuối cùng là một linh hồn, tự rèn lấy những phương tiện để tự nâng mình lên khỏi mặt đất vài tấc, rồi đẩy mình lên không trung được một đặm. Rồi 10. Rồi 20 dậm... Nhằm thám hiểm cõi chưa từng biết, con người đã phóng một vệ tinh thăm dò bay nhiều ngàn dặm vào không gian dõi theo con đường dài dằng dặc tìm về cõi nguồn của nó...



Có lẽ đối với Đấng Tối Cao ấy, chiếc đồng hồ đang chỉ những giây cuối cùng trong cuộc chiến đấu hướng thượng của con người bằng cả thể xác lẫn tâm hồn, xuyên qua thời và không gian hướng về cái cõi nguồn bí mật mà nó đã từ đó ra (Beirne Lay, Jr. 'Upward' Reader's Digest (Mar., 15), p.224)


Hai điểm quan trọng cần lưu ý là:


1. Linh hồn cũng như thể xác của con người đều tiến hóa nhờ các phương tiện là các nguyên nhân tự nhiên, và 2. nhờ các phương tiện khoa học, con người đạt được địa vị tối cao. Những ý niệm như vậy đối lập thật cân xứng với lời truyền dạy của Kinh Thánh về việc sáng tạo con người và việc loài người đã từ địa vị toàn hảo sa vào địa vị tội lỗi (chớ không phải là loài người vốn từ chỗ ngu dốt vươn lên để đạt địa vị toàn hảo).



Tác giả: Charle Ryrie